Hợp đồng góp vốn mua đất xác định quyền và nghĩa vụ nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia góp vốn khi mua bán đất đai. Bạn đang hợp tác hay mua bán theo hình thức góp vốn nên xem xét các điều khoản quy định bên trong thật chi tiết, để không phải gặp những trường hợp ngoài mong muốn.

Bài viết dưới đây của Luxerealty sẽ giải thích rõ ràng khái niệm về loại hợp đồng này như thế nào? Điều kiện ra sao và những rủi ro mang lại cần nên tránh khi làm hợp đồng. Đồng thời cung cấp những lưu ý lẫn điều kiện khi ký kết hợp đồng.

Hợp đồng góp vốn mua đất

Thế nào là hợp đồng góp vốn mua đất?

Hợp đồng góp vốn mua bán đất đai là văn bản được ký kết giữa các bên tham gia thỏa thuận với nhau. Nhằm mục đích góp vốn trong kinh doanh, cụ thể là mua bán đất đai để thu lợi nhuận. Trong hợp đồng, quyền sử dụng đất sẽ đi kèm với những tài sản gắn liền trên đất. Hoặc những tài sản mà nhà nước yêu cầu đăng ký quyền sở hữu.

Các bên giao dịch buộc phải tuân theo mẫu hợp đồng góp vốn được quy định. Đồng thời hợp đồng phải được công chứng tại các Văn phòng tổ công chứng hoặc UBND cấp Xã, Phường, Thị Trấn. Thủ tục ký kết hợp đồng cần phải tuân theo quy định của pháp luật. Tránh trường hợp xảy ra những tranh chấp không đáng có trong quá trình ký kết. Khiến cho hợp đồng bị vô hiệu do các bên tham gia vi phạm điều khoản của hợp đồng.

Hợp đồng góp vốn mua đất

Điều kiện tham gia hợp đồng góp vốn mua bán đất đai là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có điều kiện cụ thể được quy định cho các bên ký kết hợp đồng góp vốn. Tuy nhiên, việc ký kết hợp đồng góp vốn mua bán đất đai cũng là một giao dịch dân sự. Vậy nên căn cứ theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, các điều kiện để một giao dịch ký kết có hiệu lực là:

  • Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng phải có năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự.
  • Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện.
  • Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật pháp Việt Nam.

Riêng đối với trường hợp các chủ đầu tư vào dự án nhà ở thương mại, được quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP. Chủ đầu tư cần phải đáp ứng được các điều kiện dưới đây:

Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải được phê duyệt theo quy định của luật pháp Việt Nam. Đồng thời phải chuẩn bị sẵn hồ sơ khi ký kết hợp đồng góp vốn mua đất.

  • Dự án đã được thực hiện xong phần giải phóng mặt bằng.
  • Đã có sẵn biên bản bàn giao mốc giới của dự án.
  • Dự án đã được Sở xây dựng thông báo đủ điều kiện để huy động vốn.

Những điều cần đảm bảo khi ký kết hợp đồng

Bên cạnh các điều kiện tham gia ký kết hợp đồng góp vốn. Những bên liên quan cũng cần phải đảm bảo các điều sau:

  • Sử dụng nguồn vốn đã được huy động vào đúng mục đích. Cụ thể là xây dựng nhà ở của dự án.
  • Nghiêm cấm các chủ đầu tư huy động quá số vốn đề ra.

Nếu có dấu hiệu chiếm dụng nguồn vốn hoặc sử dụng vốn sai mục đích. Chủ đầu tư buộc phải hoàn và đền bù lại số tiền đã gây thiệt hại cho dự án. Đồng thời phải chịu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Khi làm hợp đồng góp vốn mua đất cần chú ý những gì?

Để tránh xảy ra rủi ro trong quá trình ký kết hợp đồng. Đồng thời đảm bảo hợp đồng có hiệu lực theo đúng pháp luật. Các chủ đầu tư cần phải lưu ý một số thông tin dưới đây:

Thỏa thuận kỹ ràng các loại giấy tờ có liên quan

Chủ đầu tư và các bên liên quan tham gia ký kết hợp đồng cần phải thỏa thuận rõ ràng những loại giấy tờ nhà đất có liên quan. Phải đưa ra được những điều khoản trong hợp đồng góp vốn mua đất. Về mức đóng góp và lợi nhuận của mỗi bên sau khi hợp đồng có hiệu lực. Nội dung hợp đồng cũng phải quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Tạo cơ sở để để cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

Thỏa thuận điều khoản tài chính thật rõ ràng

Các bên tham gia ký kết hợp đồng phải thỏa thuận rõ ràng những điều khoản về mặt tài chính. Bao gồm:

  • Quy định góp vốn
  • Quy định cụ thể về phân chia tài sản sau khi hợp đồng hết hiệu lực.

Chỉ chấp nhận giao dịch đối với phần đất đai đủ điều kiện chuyển nhượng theo pháp luật

Không phải phần đất nào cũng đủ điều kiện để được chuyển nhượng góp vốn. Vậy nên các bên liên quan buộc phải tìm hiểu kỹ càng phần đất đai trong giao dịch. Bên cạnh đó, các bên liên quan cũng cần phải quy định cụ thể thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho mỗi bên khi ký kết hợp đồng góp vốn mua đất. Khi tham gia ký kết hợp đồng, mỗi bên phải ghi rõ quy định về sửa đổi và bổ sung. Nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệu hại cho các bên liên quan.

Hợp đồng góp vốn mua đất

Những rủi ro nào khi mua đất bằng hợp đồng góp vốn?

Không thể phủ nhận hợp đồng góp vốn mua bán đất đai mang lợi cho chủ đầu tư rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn như việc huy động vốn sẽ bớt khó khăn hơn, tiến độ dự án được cũng được đảm bảo. Tuy nhiên, những người mua đất bằng hợp đồng góp vốn phải chú ý đến những rủi ro có thể xảy ra như sau:

Trường hợp hợp đồng vi phạm điều kiện huy động vốn

Trên thực tế, có rất nhiều dự án triển khai huy động vốn mặc dù chưa đủ điều kiện. Cụ thể như:

  • Chưa xây xong phần móng công trình theo hợp đồng góp vốn quy định.
  • Chưa thực hiện giải tỏa và đền bù.
  • Chưa có giấy phép xây dựng dự án của Sở xây dựng.

Không kiểm soát được việc sử dụng vốn của chủ đầu tư

Có không ít trường hợp các chủ đầu tư sử dụng vốn cho mục đích phi pháp. Khiến cho dự án bị chậm tiến bộ, không thể bàn giao cho người mua. Bên cạnh đó, các điều khoản về bồi thường trong hợp đồng góp vốn cũng không rõ ràng. Điều này có thể khiến cho người mua phải đối diện với nguy cơ mất trắng tiền của mình.

Thực tế, hợp đồng góp vốn mua đất mang lại lợi ích rất lớn cho những chủ đầu tư dự án trong quá trình huy động vốn. Tuy nhiên đối với người mua đất bằng hợp đồng này cần phải xem xét thật kỹ nội dung trong hợp đồng. Tránh trường hợp gặp phải lừa đảo bị mất trắng số tiền của mình.

5/5 - (11 bình chọn)

Các bài viết liên quan