Là nước nông nghiệp với sản lượng gạo xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới. Diện tích đất sử dụng dành cho mục đích trồng lúa nước tại nước ta luôn rất lớn. Đây là một phần quan trọng, không thể thiếu trong bản đồ đất nông nghiệp. Tuy nhiên, khi nhắc về thuật ngữ đất trồng lúa nước là gì, không ít người vẫn vô cùng băn khoăn, khó xác định rõ. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.
Đất trồng lúa nước được hiểu là gì?
Cách gọi về đất trồng lúa không còn xa lạ với mọi người. Bởi đây là một trong những loại hình đất đai chiếm diện tích không hề nhỏ trên khắp đất nước ta. Chúng trải dài trên nhiều tỉnh thành và xuất hiện tại bất kỳ vùng nông thôn nào. Để hiểu đầy đủ về ý nghĩa của đất trồng lúa nước là gì, bạn nên bắt đầu với định nghĩa chuẩn mực theo Luật.
Theo đó, đất trồng lúa nước là loại hình đất đai thuộc nhóm đất nông nghiệp, được sử dụng cho mục đích trồng và sản xuất các loại cây lúa nước. Trên bản đồ địa chính, khu vực có đất trồng lúa nước được ký hiệu là LUC. Chúng bao gồm 02 hình thái khác nhau là:
Đất chuyên trồng lúa nước: | Là dạng đất đại cho phép người dân thực hiện trồng 2 vụ lúa nước/năm. Đất này được quy định theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP. |
Đất trồng lúa khác: | Là đất dùng để trồng những loại lúa khác và đất trồng lúa nương. Chúng được quy định rõ tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP. |
Theo quy định pháp luật, trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa nước là gì?
Khi tìm hiểu về khái niệm đất trồng lúa nước là gì, người ta cũng thường đề cập đến trách nhiệm của người sử dụng đất. Điều này đã được quy định rất rõ ràng tại Điều 6 Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý và sử dụng đất trồng lúa. Trong đó, nội dung điều luật này bao gồm:
+ Người có quyền sử dụng đất trồng lúa nước cần sử dụng đúng mục đích, tuân thủ theo kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được xét duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền.
+ Quá trình sử dụng đất trồng lúa nước phải cho thấy tính hiệu quả, không để tình trạng đất bị bỏ đất, không làm ô nhiễm đất, không làm thoái hóa đất trồng lúa. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
+ Người sử dụng đất trồng lúa nước có trách nhiệm phải canh tác đúng kỹ thuật, tăng vụ, luân canh, xen canh để. Đồng thời phải có biện pháp cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Đất trồng lúa nước có chuyển đổi lên đất thổ cư được không?
Là dạng đất đai sử dụng chuyên biệt cho hoạt động canh tác, trồng lúa. Đất trồng lúa nước không được phép sử dụng cho các mục đích xây dựng nhà ở, công trình hay làm đường xá, phân xưởng,… Tuy nhiên, khi thông tin về đất trồng lúa nước là gì, việc chuyển đối mục đích sử dụng của chúng cũng được đề cập đến rất chi tiết.
Chuyển đổi đất trồng lúa
Nhiều công dân luôn rất băn khoăn về việc liệu có thể chuyển đổi đất trồng lúa nước sang đất thổ cư nay không?
Giải đáp về vấn đề này, Điều 134 Luật đất đai năm 2013 quy định: việc chuyển đổi từ đất trồng lúa nước sang mục đích phi nông nghiệp, cụ thể là đất thổ cư hiện nay đang có những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, hoạt động này không cấm hoàn toàn. Chúng thường được áp dụng trong những trường hợp thật sự cần thiết để bổ sung đất thổ cư nhưng vẫn cần đảm bảo diện tích đất cho sản xuất.
Quy trình xét duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất thổ cư hiện nay phức tạp. Đồng thời cần phải trải qua quy trình xét duyệt với rất nhiều bước. Điều này nhằm đảm bảo đất sau khi chuyển đổi không sử dụng sai mục đích. Đặc biệt, tránh dẫn tới tình trạng ồ ạt chuyển đổi, gây ảnh hưởng tới nền nông nghiệp.
Mẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất
Theo Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, công dân cần thực hiện chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ như sau:
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất viết theo Mẫu số 01 được yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (bản gốc).
- Căn cước công dân.
Thời gian giải quyết thủ tục sẽ không quá 15 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ. Đối với các khu vực tại vùng hải đảo, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa,… thời gian này không quá 25 ngày.
Đất trồng lúa nước có được thế chấp không?
Là tài sản gắn liền với người nông dân, nhiều người tự hỏi liệu có thể sử dụng đất trồng lúa như một tài sản dùng thế chấp được không?
Trả lời câu hỏi này, điều 188 Luật đất đai 2013 nêu rõ: Đất trồng lúa có thể được thế chấp. Tuy nhiên, chúng cần đảm bảo đủ các điều kiện sau:
- Người có nhu cầu thế chấp đất cần xuất trình đủ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Đất trồng lúa nước hiện không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất trước đó không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Người sử dụng đất trồng lúa đang trong thời hạn sử dụng đất.
- Các giấy tờ này sau đó sẽ được nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chờ xét duyệt. Quá trình này sẽ phải trải qua các bước thẩm định và xét duyệt.
Có thể thấy, định nghĩa về đất trồng lúa nước là gì tương đối dễ hiểu. Tuy nhiên, những quy định về luật đất đai liên quan tới loại đất này thường khá phức tạp. Để có thể hiểu hơn các thông tin về nhà đất, bất động sản. Hãy truy cập vào website luxerealty để biết thêm bạn nhé!