Trong bất kỳ giao dịch dân sự nào, để đảm bảo hợp đồng được ký kết thành công chắc chắn một trong hai bên sẽ phải mất một khoản tiền cọc để đảm bảo giá trị và uy tín của bên giao dịch. Vậy nếu trường hợp phải hoàn tiền đặt cọc thì cần tiến hành như thế nào và hoàn cọc là gì? Mời bạn đọc theo dõi những phân tích dưới đây của New Real Estate.
Hoàn tiền đã cọc được hiểu chi tiết là gì?
Với mỗi giao dịch dân sự, yêu cầu đặt cọc thường sẽ được áp dụng để đảm bảo hợp đồng được ký kết thành công, các hình thức cọc phải là những đồ vật có giá trị như tiền mặt, tài sản, đá quý,…
Phần nhận đặt cọc sẽ được ghi rõ ràng trong hợp đồng thành một điều khoản dưới dạng văn bản, thông thường khi giao dịch, giá trị đặt cọc sẽ không quá 50̀% giá trị giao dịch, bên cạnh đó, mọi thông tin liên quan đến đặt cọc cần được thỏa thuận và có sự đồng ý của cả hai bên để đảm bảo không có vấn đề gì trong quá trình ký hợp đồng. Lúc này bạn đã có thể hình dung được phần nào về vấn đề hoàn cọc là gì.
Sau khi giao dịch được hình thành hoặc hết thời hạn hợp đồng thì tài sản dùng để đặt cọc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc hoặc trừ vào phần tài sản mà nên nhận đặt cọc được hưởng. Vậy lúc này, các bạn có thể hiểu đơn giản hoàn tiền cọc là gì? Đây là hình thức trả lại tài sản mà bên nhận đặt cọc sẽ hoàn trả lại cho bên cọc tiền, bên nhận cọc cần trả đầy đủ số tiền đã nhận hoặc đúng tài sản để đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ.
Những trường hợp nào được hoàn tiền đặt cọc trong giao dịch dân sự?
Trong chuyên mục tìm hiểu hoàn tiền đặt cọc là gì? Bạn cần dựa vào dựa theo những quy định trong khoản 2 điều 328 Bộ luật dân sự 2015, các trường hợp được hoàn cọc được nêu cụ thể như sau:
+ Trong trường hợp giao dịch đặt cọc được thực hiện theo nguyện vọng và ý chỉ của hai bên thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc trừ vào các khoản nhất định trong phần tài sản mà bên nhận đặt cọc nhận được trong quá trình giao dịch. Đây là vấn đề đầu tiên cần lưu ý khi bạn quan tâm đến hoàn cọc là gì.
+ Nếu bên đặt cọc muốn kết thúc hợp đồng và không tiếp tục thực hiện hợp đồng thì nên trao đổi và thỏa thuận với bên nhận đặt cọc để trả lại tiền đặt cọc và tiến hành chấm dứt hợp đồng một cách tự nguyện và hợp pháp. Tuy nhiên, nếu không thỏa thuận được thì bên đặt cọc sẽ phải chịu mất tiền và số tiền đó sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.
+ Nếu bên nhận đặt cọc muốn chấm dứt hợp đồng hoặc có những sai sót trong quá trình diễn ra giao dịch thì các bên có thể thỏa thuận với nhau để có được sự đồng thuận, bên nhận cọc sẽ tiến hành trả lại tiền và chấm dứt hợp đồng như mong muốn. Tuy nhiên, nếu không thỏa thuận thành công thì bên nhận cọc sẽ phải bồi thường hợp đồng theo các điều khoản đã được quy định trước đó.
+ Nếu hợp đồng không thể thực hiện do một số lý do như chủ thể không tồn tại, chủ thể tham gia chết điều này sẽ dẫn đến chấm dứt hợp đồng một cách hợp pháp thì khi đó, hai bên có thể hoàn toàn hủy hợp đồng và trả lại những gì đã đặt cọc và các tài sản liên quan nếu có.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình giao dịch đặt cọc và hoàn cọc là gì?
Trong giao dịch dân sự, các chủ thể tham gia và quá trình giao dịch sẽ phải thực hiện những nghĩa vụ và được đảm bảo về quyền lợi, các bạn cần nắm rõ được những vấn đề dưới đây để hiểu rõ hơn về hoàn cọc là gì.
Bên đặt cọc
Trong quá trình giao dịch dân sự, khi tìm hiểu hoàn tiền cọc là gì chủ thể bên đặt cọc sẽ có những quyền lợi cụ thể như sau:
− Yêu cầu bên nhận đặt cọc tuyệt đối không được phép sử dụng tài sản được đặt cọc để thực hiện một giao dịch dân sự khác, đồng thời phải có trách nhiệm bảo quản và giữ gìn cẩn thận, tránh làm mất giá trị của tài sản đó.
− Thay thế, trao đổi tài sản đặt cọc hay lấy tài sản được đặt cọc để tham gia giao dịch khác nhưng phải được sự đồng ý của bên còn lại để tránh gây mâu thuẫn không đáng có.
Bên cạnh đó, bên đặt cọc cần đảm bảo thực hiện những nghĩa vụ cần thiết sau:
− Thanh toán chi phí đầy đủ và hợp lý để bên nhận cọc có thể bảo quản tốt tài sản được đặt cọc một cách an toàn và đảm bảo nhất.
− Thực hiện đầy đủ việc đăng ký quyền sở hữu tài sản và đảm bảo các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để đảm bảo bên nhận cọc được sở hữu giá trị tài sản được đem ra đặt cọc.
Bên nhận đặt cọc
Bên nhận cọc sẽ được đảm bảo các quyền lợi sau:
− Yêu cầu bên đặt cọc chấm dứt và không được phép sử dụng tài sản đặt cọc và không được thay thế, trao đổi tài sản khác để tiến hành giao dịch dân sự khác khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc khi giao dịch dân sự.
− Bên nhận cọc sẽ được quyền sở hữu tài sản nến bên đặt cọc vi phạm những điều khoản đã được quy định trong hợp đồng trước đó.
Bên nhận đặt cọc cũng có những yêu cầu về nghĩa vụ như sau:
− Giữ gìn, bảo quản tài sản đặt cọc một cách cẩn thận, tránh bị hư tổn hao mòn và giảm giá trị của tài sản.
− Tuyệt đối không được được sử dụng tài sản đặt cọc và một giao dịch khác hoặc sử dụng vào một công việc riêng khi không có sự thỏa thuận và đồng ý từ bên còn lại.
Từ những chia sẻ trên của New Real Estate, hy vọng các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về các nghĩa vụ về quyền lợi của các bên trong giao dịch dân sự và giải đáp được thắc mắc hoàn cọc là gì, khi tiến hành các giao dịch hãy thực hiện đúng theo các quy định pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng để hạn chế được nhiều rủi ro.